Các bước tính diện tích đất theo đơn vị mét vuông (m2)
Thực ra,công thức tính đơn vị mét vuông không hề khó, nhưng để áp dụng vào địa hình thực tế lại cần sự cẩn trọng và thật kỹ lưỡng. Để tính được chính xác đơn vị mét vuông, các bạn có thể thực hiện theo từng bước dẫn cụ thể như sau:
Bước 1: Sử dụng thước có chia đơn vị mét
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một cây thước thẳng hoặc thước dây có vạch chia đơn vị theo mét hoặc centimet có độ dài nhắm chừng thích hợp với khoảng cách cần đo. Với những độ dài lớn, tốt nhất là nên sử dụng thước cuộn để thực hiện dễ dàng hơn.
Thông thường, các loại thước đo chia vạch theo centimet cũng sẽ có thiết kế các dấu mốc chỉ đơn vị mét để người dùng có những cách áp dụng thích hợp. Nếu bạn sử dụng đơn vị centimet cũng có thể quy đổi ra đơn vị mét sau khi tính toán nên không cần lo lắng quá nhiều nhé!
Từ đầu đến cuối quy trình, bạn nên sử dụng duy nhất một đơn vị đo để mọi việc không gặp quá nhiều rắc rối khi tính toán và để kết quả được chính xác nhất.
Bước 2: Đo chiều dài của diện tích
Mét vuông được dùng để đo kích thước của các vật thể hai chiều, thông thường được gọi là chiều dài và chiều rộng, chẳng hạn như sân banh, dành nhà hay các mặt phẳng khác. Có thể phân biệt chiều dài và chiều rộng bằng cách dùng mắt ước lượng, chiều dài thường có kích thước lớn hơn chiều rộng. Bước tiếp theo, chúng ta sẽ đo một trong 2 chiều này để được con số đầu tiên dùng trong tính toán.
Bạn cần xác định điểm đầu và điểm cuối của đoạn thẳng cần đo, sau đó dùng thước đã chuẩn bị đặt từ điểm bắt đầu và từ từ kéo dài theo đường thẳng của mặt phẳng cho đến điểm kết thúc. Nhìn vào số đo ghi trên thước kẻ chính là kích thước đo được, hãy ghi nhớ chúng và tốt nhất là ghi kết quả cụ thể ra nhé!
Với những đường thẳng quá dài so với kích thước của công cụ đo, bạn có thể chia đoạn thẳng thành nhiều phần và đo lần lượt từng mốc. Sau đó hãy cộng tất cả kết quả lại sẽ được tổng chiều dài của mặt phẳng.
Bước 3: Đo chiều rộng
Phân chia chiều dài hay chiều rộng thực ra cũng không quan trọng là mấy, với những mặt phẳng mà các cạnh quá tương đồng nhau thì khi có kết quả chính xác mới thực sự biết được chiều dài hay rộng của chúng. Quan trọng nhất là bạn phải đo chính các kích thước của mỗi chiều.
Việc đo chiều rộng cũng tương tự như các thao tác thực hiện với chiều dài. Điểm đặc biệt cần lưu ý là chiều rộng này phải hợp với chiều dài một góc vuông 90 độ mới tính ra được kết quả mét vuông chính xác. Sau khi đo xong, bạn cũng nên ghi chú lại kết quả để không bị nhầm lẫn. Bên cạnh đó, một số lưu ý khi đo để đạt được số đo chuẩn xác nhất cần nắm như:
- Thước đo cần được căng tối đa.
- Đánh dấu các mốc đo bằng bút hoặc viên sỏi.
- Sau khi đánh dấu, thu thước lại và thực hiện đo từ mốc đã đánh dấu.
- Các bước này cần được lặp lại cho đến khi thực hiện đo hết toàn bộ đoạn thẳng.
- Các kết quả đo trên một chiều cần được tổng hợp lại bằng phép cộng.
Bước 4: Đổi đơn vị từ centimet sang mét
Thông thường, đa số thước đo đều được chia vạch dưới dạng centimet để kết quả đo đạc được con số chi tiết nhất. Vì vậy, sau khi có được kết quả đo cần thiết, bạn hãy chuyển đổi sang đơn vị mét để dễ tính toán và có kết quả ra đơn vị đo mét vuông chuẩn xác nhất.
Ta có công thức: 1cm = 0.01m. Vì vậy, bạn hãy lấy số đo của mỗi chiều và nhân với 0,01 nhé. Đơn giản hơn, bạn chỉ cần di chuyển dấu thập phân sang trái 2 chữ số là chuyển đổi thành công.
Bước 5: Nhân chiều dài với chiều rộng
Sau khi đã có số đo bằng đơn vị mét cụ thể, bạn sẽ thực hiện tính toán diện tích mặt phẳng theo công thức:
Diện tích mặt phẳng (dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật) (m2) = kích thước chiều dài (m)* kích thước chiều rộng (m)
Với các kích thước có số đo lớn, bị lẻ nhiều hoặc có chứa chữ số thập phân, bạn nên sử dụng máy tính để thực hiện tính toán nhằm mang lại kết quả chính xác nhất. Bởi công thức tính diện tích này đơn giản, không khó thực hiện nhưng bạn hãy kiểm tra kỹ dữ liệu khi sử dụng tính toán, so sánh thứ tự của các con số ở kết quả ghi chú với chữ số bạn nhập vào máy tính xem để đảm bảo sự chính xác tuyệt đối.
>>> Xem thêm: https://meeyland.com/xay-dung-kien-truc/cach-tinh-met-vuong/
Bước 6: Làm tròn kết quả
Với kết quả quá nhiều chữ số thập phân, chắc chắn bạn sẽ muốn làm tròn nó để dễ sử dụng hơn. Thông thường, việc làm tròn kết quả tính diện tích cũng được sử dụng rất phổ biến. Vì những chữ số thập phân quá chi tiết cũng không thể hiện sự chính xác tuyệt đối, trong lúc đo bạn cũng có thể gặp sai số nên việc làm tròn cũng rất cần thiết. Cách quy đổi phổ biến nhất là làm tròn kết quả đến 2 chữ số thập phân.
Quy tắc làm tròn thường sử dụng như sau:
- Nếu chữ số thập phân thứ 3 sau dấu phẩy nhỏ hơn 5, bạn sẽ giữ nguyên 2 số thập phân còn lại và bỏ toàn bộ phần sau. Ví dụ như 22,8747 m2, sau khi làm tròn sẽ thành 22,87m2 vì 4<5.
- Nếu chữ số thứ 3 sau dấu phẩy bé hơn hoặc bằng 5, bạn sẽ tăng chữ số thập phân thứ 2 sau dấu phẩy lên một đơn vị và loại bỏ toàn bộ phần sau. Chẳng hạn như: 33,6458 m2, sau khi làm tròn sẽ thành 33,65m2 (vì 5=5), hoặc 73,7467m2 làm tròn thành 73,75m2 (vì 6>5).
Nhận xét
Đăng nhận xét