Tổng quan về thành phố Buôn Ma Thuột

 Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2020, Buôn Ma Thuột đã được đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng để thúc đẩy sự phát triển của thành phố. Nhiều dự án lớn đã được khởi xây và hoàn thành như nâng cấp các cảng hàng không, các tuyến đường hay nhiều bệnh viện lớn,… Có thể nói, nhờ bản đồ quy hoạch mà mức tăng trưởng kinh tế của Buôn Ma Thuột đã tăng mạnh, đạt trên 13%, cao hơn so với các địa phương khác trong cả nước.

Phạm vi ranh giới điều chỉnh quy hoạch

Theo như quyết định của Chính phủ, phạm vi ranh giới điều chỉnh quy hoạch sẽ bao gồm 13 phường và 8 xã với tổng diện tích trên 37 nghìn ha. Trong đó, ranh giới được xác định như sau:

  • Phía Bắc giáp huyện Cư M’gar.
  • Phía Nam giáp huyện Krông Ana và huyện Cư Kuin.
  • Phía Đông giáp huyện Krông Pắk.
  • Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông).

Tính chất quy hoạch Buôn Ma Thuột

Với kế hoạch nhằm đưa thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm kinh tế lớn của vùng Tây Nguyên, Chính phủ đã xác định rõ tính chất của bản đồ quy hoạch như sau:

  • Là đô thị hạt nhân của khu vực Tây Nguyên nhằm thúc đẩy sự phát triển của thành phố nói riêng và toàn vùng nói chung.
  • Là trung tâm giáo dục đào tạo, y tế, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao của Tây Nguyên.
  • Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật của toàn tỉnh Đắk Lắk.
  • Trở thành đầu mối giao thông liên vùng, tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa Tây nguyên với các trung tâm kinh tế trên cả nước và quốc tế.
  • Có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng giữa các quốc gia trong khu vực.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bán 150m2 đất cần ra gấp trong tuần ở Dĩ An, Bình Dương

Chủ bán trực tiếp lô đất 450m2 mặt tiền kinh doanh đường lớn thông chợ ở Bình Dương

Nhà có 1 PN, cho thuê nhà ở có dt chung là 15 m2 giá sang tên chỉ 2.3 triệu/tháng vị trí mặt tiền gần Phường Tân Phú, Quận 7