Đặc điểm và quá trình phát triển đền đài Hy Lạp cổ đại
Thời kỳ cổ đại các công trình được xây dựng thành các quần thể. Đó có thể là kiến trúc thánh địa với nhiều đền đài trên các khu đồi cao. Đôi khi chúng là những công trình là quần thế kiến trúc dân dụng chính là các quảng trường. Tuy nhiên để phân tích đặc điểm của nền kiến trúc này thì hãy tìm hiểu các công trình đền đài ở thời kỳ đó.
Thời kỳ đó những ngôi đền thường có nhiều cột chạy phía bên ngoài. Cách thiết kế những cột đó phức tạp hay đơn giản sẽ giúp phân chia loại hình đền đài. Cụ thể chúng được phân ra có 8 loại đền tiêu biểu:
- Hình dạng chữ nhật là cổ nhất: Người thiết kế ra mẫu kiến trúc này sẽ bố trí lối vào ở cạnh ngắn và có hai cột chính được xây dựng luôn ở cạnh này.
- Dạng cột đôi ở hiên hai đầu: Loại đền tiếp theo cũng mang “dáng dấp” của loại đền thứ nhất nhưng lại có sự biến tướng đó là thêm hai cột ở cạnh ngắn phía sau. Dạng kiến trúc này được gọi là dạng cột đôi ở hiên hai đầu.
- Dạng hàng cột mặt trước: Lối kiến trúc vẫn dựa trên loại đền có hình dạng chữ nhật cổ nhưng thay vì hai cột ở lối chính thì sẽ là bốn cột.
- Hàng cột cả hai đầu: Các cạnh ngắn phía trước và phía sau như loại thứ hai nhưng có tới 4 cột trước và 4 cột sau. Kiến trúc của loại đền này được gọi là hàng cột cả hai đầu.
- Dạng nhà hình tròn: Tiếp đến là loại đền có dạng nhà hình tròn và chạy vòng quanh là các cột được sắp xếp có khoảng cách đều nhau.
- Hình dạng chữ nhật và tường: Dạng đền thứ sáu vẫn mang hình dạng chữ nhật và tường là phần chịu lực chính. Và các cột giả chạy xung quanh đền để đỡ phần mái.
- Hàng cột chạy bao quanh lấy vòng ngoài: Loại đền tiếp theo là loại đền có hàng cột chạy bao quanh lấy vòng ngoài của công trình mới tạo thành hình chữ nhật.
- Bao quanh kiến trúc hình chữ nhật là 2 hàng cột: Dạng đền cuối cùng đó là bao xung quanh kiến trúc hình chữ nhật là hai hàng cột.
Nhận xét
Đăng nhận xét